Phân biệt tầng và lầu trong kiến trúc xây dựng
Tại Việt Nam, thông thường miền Nam gọi tầng sát mặt đất là trệt, rồi đến lầu 1, lầu 2. Trong khi đó, miền Bắc thì gọi tầng sát mặt đất là tầng một, tầng kế tiếp là hai, ba… Theo cách tính như vậy thì trệt tương đương với tầng 1, lầu 1 tương đương tầng 2, lầu 2 tương đương tầng 3.
Tầng không đồng nghĩa với sàn hay tấm, sàn và tấm không không phải là thông số ước lượng chiều cao tòa nhà. Ta có thể gọi là tầng trệt nhưng không thể gọi tấm trệt, cũng như có thể gọi là tấm mái nhưng không gọi là tầng mái.
Tại Việt Nam, thông thường miền Nam gọi tầng sát mặt đất là trệt, rồi đến lầu 1, lầu 2. Trong khi đó, miền Bắc thì gọi tầng sát mặt đất là tầng một, tầng kế tiếp là hai, ba… Theo cách tính như vậy thì trệt tương đương với tầng 1, lầu 1 tương đương tầng 2, lầu 2 tương đương tầng 3.
Khi nói đến số tầng nhà là có thể hình dung được chiều cao khối xây của tầng nhà. Nếu thống nhất hiểu như vậy, ta có thể nói tòa nhà nào đó có 34 tầng, gồm 1 trệt, 3 hầm và 30 lầu (1 tầng trệt, 3 tầng hầm và 30 tầng lầu).
Việc đánh số và tên gọi theo các văn bản chính thức cũng không thống nhất. Theo TCVN 6003-1:2012 thì định nghĩa tầng 1 là tầng đầu tiên có sử dụng có mục đích, có nghĩa là tầng hầm thấp nhất sẽ được gọi là tầng 1.
Khái niệm Về ngôn từ vùng miền: tầng lầu
a. Miền Bắc: dùng “tầng”.
– Tầng: được đánh số từ mặt đất trở lên như sau
+ Tầng trệt (hay tầng 1 đều được – nhưng phổ biến vẫn dùng là tầng 1): chính là tầng mặt đất.
+ Tầng 2
+ Tầng 3…
…
+ Nếu có tầng hầm: thì lại đánh số ngược lại từ mặt đất trở xuống: tầng hầm 1, tầng hầm 2…
b. Miền Nam: dùng “lầu”
– Lầu: vì là “tầng trên của nhà” nên được đánh số bắt đầu từ tầng 2 trở lên. Có nghĩa là:
+ Lầu 1: tương ứng với tầng 2
+ Lầu 2: tương ứng với tầng 3
…..
c. Miền Trung: nhiều nơi dùng “tầng” và cũng có nơi dùng “lầu” tùy thích.
– Bắc Trung Bộ hay dùng “tầng”
– Nam Trung bộ hay dùng “lầu”,
– Trung Trung Bộ lúc “tầng” lúc “lầu”.